Như vậy là chúng ta đã đi qua cách vào lệnh dựa trên mối quan hệ giữa đường ema, RSI và giá từ các tín hiệu phân kỳ. Chỉ riêng phương pháp scalping này đã đủ cho bạn kiếm nhiều pip mỗi ngày.
Còn 1 phương pháp vào lệnh nữa, mà tôi gọi là two-bar test (2 thanh nến test 1 mức giá). 2 thanh nến này sẽ giúp bạn vào lệnh mà không cần căng mắt đợi trên màn hình biểu đồ.
Trên biểu đồ H1 tôi lấy ví dụ:
Bạn có thấy đường RSI nhanh hơn nằm dưới đường RSI chậm chỗ tôi khoanh tròn không? Đường nhanh cắt lên đường chậm và tạo với nhau 1 vùng trũng mà tôi sẽ đợi 1 cú test (chạm) tại đây. Tín hiệu này nói cho chúng ta biết là phe bò đang lấy lại năng lượng và đủ sức để ngăn không cho phe gấu vượt lên. Từ đây, ta đợi cho 2 thanh nến test đường ema (trắng) và vào buy, stop loss đặt như trên chart với kỳ vọng giá sẽ vượt lên trên ema. Nhớ rằng chúng ta đang trade với tín hiệu phân kỳ nên sau khi vào lệnh chừng 3-4 nến mà giá chưa vượt lên được trên ema thì nên thoát ngay. Ở đây giá đã vượt lên gần 100 pip.
Giờ khi đường RSI nhanh (trắng) vượt quá mức 80, trong khi đó ema nhanh (trắng) lại không thể tạo nên 1 đỉnh cao hơn (không thể vượt qua đỉnh trước đó), nên ta biết cần phải vào sell tại thời điểm này. Ngược lại trường hợp ema phá được đỉnh trước đó thì giá sẽ tạo ra 1 sóng đẩy lên rất mạnh kéo đường ema theo sau nó.
Khi ema trắng cắt xuống đường ema đổi màu, ta biết Gấu đang làm chủ tình hình, cùng lúc đó 2 đường RSI đều loanh quanh ở mức 0, như vậy đã đủ cho 1 lệnh sell. Ta thoát lệnh khi đường RSI nhanh cắt lên đường RSI chậm và tiếp tục chờ đợi 2 thanh nến retest đường ema khi RSI tạo 1 vùng trũng. Cứ tiếp tục như vậy mà buy sell liên tục.
Bạn có thể dùng 1 trong 2 phương pháp vào lệnh mà tôi đã trình bày, chọn 1 cái và rèn luyện nó cho thành thục. Tôi thật lòng khuyên bạn không nên vào lệnh bằng cả 2 phương pháp, nếu không dễ bị tẩu hoả nhập ma.
Rồi giờ tới quản lý tiền nhé.
Bạn có thể đọc ở nhiều quyển sách rằng không nên rủi ro nhiều hơn 1% hay 2% vốn trên mỗi cú trade và ta nên để các trade lời chạy và thu nhiều lợi nhuận hơn. Tôi thì lại tiếp cận vấn đề hoàn toàn ngược lại với các này. Tôi ước tính số lợi nhuận kỳ vọng trong 1 ngày và chia số lot sao cho đạt được mục tiêu.
Tôi sẽ lấy ví dụ kỳ vọng $1000 lợi nhuận mỗi ngày nhé.
Vấn đề xảy ra ngay vì chúng ta đều rất khác nhau: chúng ta có thể có các mức đòn bẩy khác nhau, của tôi là 400:1. Chúng ta có thể có đồng tiền nội địa khác nhau, của tôi là AUD. Do đó cách duy nhất là tôi sẽ trình bày từng bước và từ đó bạn sẽ áp dụng lên trường hợp của bạn.
Tôi đã nói rằng 50 pip là biến động thường ngày của cặp tiền này. Nó có thể di chuyển kinh khủng hơn nhưng 50 là con số mà tôi dùng để tính toán. Như vậy 50 là mục tiêu và 1000 là lợi nhuận tôi muốn có được, hãy xem mối quan hệ giữa 2 con số này.
Đầu tiên tôi sẽ vào vài lệnh để kiếm đủ 10 pip (không phải lúc nào cũng làm được nhưng cứ quanh quẩn mức đó là đủ, đương nhiên bạn phải cố gắng đừng để lỗ). Như vậy tôi còn 40 pip nữa để hoàn thành mục tiêu, và sau khi trade 40 pip này tôi phải kiếm được 1000$. Như vậy mỗi pip tôi phải kiếm được 1000/40 = $25.
Rồi 25$ đổi sang Aussie là 17.12 A$, chia làm 6 phần = 17.12/6 = 0.29 lot.
Như vậy tôi sẽ vào lệnh từng phần như sau
Lệnh 1 0.29 lot
Lệnh 2 0.58 lot
Lệnh 3 0.87 lot
Tổng cộng 1.74 lot.
Kiểm tra ngược lại: 1.74 x 40 x 1.46 = AUD$1016
Tất nhiên bạn hoàn toàn có thể quản trị rủi ro theo cách bạn ưa thích, như là quy tắc 1% mỗi lệnh chẳng hạn.
Vài ví dụ entry trên khung H4:
Trên đây là phần cuối của hệ thống giao dịch không cần giá, các bạn cùng vào nghiên cứu và bình luận nhé.
Nguồn: forexfactory