Cho dù đã tồn tại rất lâu đời trên thị trường thế giới nhưng phải đến ngày 17/08/2018, thì thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh mới chính thức được Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam đưa vào thị trường. Cùng với sự xuất hiện của thị trường hàng hóa phái sinh này, những hạn chế trong chuỗi sản xuất và kinh doanh của thị trường giao dịch hàng hóa truyền thống đã khắc phục được, thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh này trở thành thị trường nhiều tiềm năng với nhiều vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
Hàng hóa phái sinh là gì?
Hàng hóa phái sinh là một hình thức giao dịch mà khi đó các nhà đầu tư tiến hành thực hiện việc mua và bán một khối lượng hàng hóa tại một mức giá xác định và việc chuyển giao này được thực hiện trong tương lai. Các yếu tố giao dịch như khối lượng, mức giá, thời gian đến hạn, tiêu chuẩn hàng hóa…đều được xác định bởi Sở giao dịch hàng hóa quy định.
Phân loại các nhóm hàng hóa phái sinh tại Việt Nam hiện nay
Tại thị trường Việt Nam, hàng hoá phái sinh được chia ra thành 4 nhóm chính, cụ thể như sau:
• Nhóm nông sản gồm: Đậu tương, khô đậu tương, lúa mì, dầu đậu tương, ngô.
• Nhóm nguyên liệu công nghiệp gồm: Bông, cà phê, cao su, cacao, đường.
• Nhóm hàng hóa phái sinh kim loại gồm: đồng, bạc, bạch kim, quặng sắt…
• Nhóm hàng hóa phái sinh năng lượng gồm: dầu WTI, dầu brent, xăng pha chế, dầu ít lưu huỳnh…
Một số sản phẩm hàng hoá phái sinh
✔ Giao dịch nông sản
Giao dịch đầu tư nông sản là những hoạt động giao dịch mà các loại hàng hóa nông nghiệp như: đậu nành, đậu tương, ngô, gạo, lúa mì, gạo thô thông qua thị trường hàng hóa. Tại thị trường hàng hóa Việt Nam hiện nay, các nhà đầu tư có thể đầu tư các mặt hàng nông sản mà không cần phải mua bán hàng thực thông qua hợp đồng tương lai hàng hóa.
Nhóm ngành nông sản được đánh giá là mặt hàng được giao dịch thường xuyên nhất trên thị trường hàng hóa phái sinh hiện nay.
✔ Giao dịch kim loại
Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam hiện nay đã cho phép kinh doanh các sản phẩm phái sinh kim loại như vàng, bạc, bạch kim, đồng,… Những đặc điểm nổi bật của mặt hàng kim loại này khá là độc đáo và có tính khan hiếm, nó được sử dụng trong nhiều năm qua ở khắp mọi nơi trên thế giới. Với thị trường phái sinh này có rất nhiều biến động nhưng chúng luôn luôn được các nhà đầu tư săn đón như một tài sản tích trữ. Bên cạnh đó, các sản phẩm kim loại đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập một hàng rào phòng thủ chống lại những biến động của thị trường hay bất ổn chính trị,…
✔ Giao dịch năng lượng
Đây được xem là kênh đầu tư hàng hóa quan trọng nhất trên thế giới, với nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu, hàng hóa năng lượng đáp ứng được nhu cầu cuộc sống hàng ngày. Thị trường giao dịch năng lượng gồm có các mặt hàng cụ thể như sau:
- Giao dịch khí đốt thiên nhiên: là những loại hỗn hợp, hay còn được gọi là nhiên liệu hóa thạch, đây là nguồn nhiên liệu được sử dụng với vai trò là nguồn năng lượng để nấu ăn và sản xuất điện.
- Giao dịch xăng dầu: đây là loại nhiên liệu có nguồn gốc từ dầu mỏ, chúng được sử dụng để cung cấp năng lượng cho những động cơ đốt.
Giao dịch dầu nhiên liệu chứa lưu huỳnh thấp: đây là những loại nhiên liệu chứa hàm lượng lưu huỳnh rất thấp, dựa trên dầu mỏ có sẵn tại Bắc Mỹ và Châu Âu.
- Giao dịch dầu thô: Hay còn gọi là dầu mỏ và đây là nguồn nhiên liệu được đánh giá là có giá trị nhất trên thị trường hiện nay. Nguồn năng lượng này có thể tạo ra nhiều sản phẩm có ích trong nền kinh tế và cuộc sống ngày nay.
✔ Giao dịch nguyên liệu công nghiệp
Giao dịch nguyên liệu công nghiệp đây là một phần quan trọng trong sản xuất của nhiều ngành. Các mặt hàng hóa luôn biến động theo cung và cầu thị trường, mức giá luôn có thể được dự đoán trước do nhiều yếu tố như thời gian, nhu cầu, các yếu tố chính trị… do vậy người giao dịch có được cơ hội từ những sự biến động này khi giao dịch.
Thị trường giao dịch nguyên liệu công nghiệp gồm có các mặt hàng như: cà phê, ca cao, đường, bông và nước cam cô đặc đông lạnh. Theo kinh nghiệm, cách đầu tư hàng hóa phái sinh, loại giao dịch nguyên liệu công nghiệp này cung cấp cho các nhà đầu tư các công cụ phòng ngừa rủi ro để quản lý mức chênh lệch giá và khả năng nhận biết những biến động giá cả của mặt hàng trong tương lai.
Các loại hợp đồng giao dịch hàng hóa phái sinh
Các sản phẩm của hàng hóa phái sinh được thiết kế dưới dạng những hợp đồng tài chính như hợp đồng quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai và hợp đồng hoán đổi.
Hợp đồng giao dịch hàng hóa phái sinh
✔ Hợp đồng kỳ hạn: đây là loại hợp đồng hàng hóa phái sinh có sự ràng buộc trách nhiệm giữa 2 bên là bên mua và bên bán về một loại tài sản nào đó đã được định giá ở một thời điểm nhất định trong tương lai kể từ ngày bản hợp đồng này được ký kết. Hợp đồng kỳ hạn này thường có kỳ hạn thời gian là 3 tháng, 5 tháng hoặc 9 tháng…
✔ Hợp đồng quyền chọn: đây là loại hợp đồng hàng hóa phái sinh cho phép các nhà đầu tư có quyền chọn mua trước bán sau hoặc ngược lại, bán trước mua sau với một khối lượng hàng hóa nhất định, tùy vào nhu cầu của từng nhà đầu tư. Với hợp đồng này mức giá đã được xác định trước tại một thời điểm được xác định trong tương lai.
✔ Hợp đồng tương lai: đây là hình thức giao dịch mà các khách hàng có thể giao dịch mua bán một lượng hàng hóa tại một mức giá xác định, việc chuyển giao này sẽ được thực hiện trong tương lai. Những yêu cầu về giao dịch hợp đồng tương lai như về khối lượng, mức giá, tiêu chuẩn hàng hóa, thời gian đến hạn,... thì được các sở giao dịch hàng hóa quy định.
✔ Hợp đồng hoán đổi: đâylà loại hợp đồng có sự ràng buộc về cơ sở pháp lý giữa hai bên bán và mua để trao đổi dòng tiền này lấy dòng tiền khác của bên kia. Số tiền này sẽ được dựa trên với mức giá nổi hoặc mức giá cố định tính trên lượng hàng hóa cần thanh toán.
Ưu điểm khi tham gia giao dịch hàng hóa phái sinh
Nếu như những năm gần đây, đầu tư chứng khoán đang chiếm ưu thế và được đông đảo những nhà đầu tư quan tâm và lựa chọn thì đến nay, sự xuất hiện, ra đời của đầu tư hàng hóa phái sinh đang dần thay thế cho các kênh đầu tư cơ sở truyền thống. Sau đây là 4 lợi ích từ đầu tư hàng hóa phái sinh cụ thể như:
✔ Tính minh bạch cao
Được Bộ Công Thương cấp giấy phép hoạt động công khai tại Việt Nam, giao dịch hàng hóa phái sinh đã được pháp luật bảo vệ nên các nhà đầu tư có thể hoàn toàn yên tâm giao dịch, thực hiện một cách minh bạch, an toàn.
✔ Tỷ lệ ký quỹ vượt trội
So với những kênh đầu tư truyền thống khác như bất động sản hay chứng khoán, thì phái sinh hàng hóa có tỷ lệ ký quỹ ưu việt hơn. Tối đa 1:30 trên một hợp đồng, mức ký quỹ này có thể sẽ thay đổi tùy theo từng mặt hàng.
✔ Tính thanh khoản cao
Đối với thị trường bất động sản hay gửi lãi ngân hàng, các nhà đầu tư sẽ mất một khoảng thời gian mới có lợi nhuận. Nhưng với thị trường hàng hóa phái sinh có tính thanh khoản cao do thực hiện giao dịch trực tiếp tới các sàn giao dịch hàng hóa quốc tế và thời gian giao dịch sẽ tùy theo từng mặt hàng giao động từ 8 giờ đồng hồ đến 18 giờ trên ngày (từ thứ 2 – thứ 6). Thực hiện giao dịch hai chiều với thời gian chờ T+0, vì vậy nhà đầu tư có thể thu lợi nhuận về ngay sau khi thực hiện giao dịch mua và bán.
✔ Đầu tư mọi lúc mọi nơi
Đầu tư hàng hóa phái sinh chủ yếu sẽ được diễn ra qua hình thức trực tuyến, qua hệ thống phần mềm giao dịch tiện ích đa nền tảng, các nhà đầu tư hoàn toàn có thể yên tâm đầu tư mọi lúc mọi nơi chỉ cần có thiết bị liên kết mạng Internet. Điều đó giúp hạn chế tối đa thời gian đi lại và tiết kiệm chi phí cho các nhà đầu tư.
Thời gian giao dịch và đáo hạn của hàng hóa phái sinh
Thời gian giao dịch hàng hóa phái sinh thông thường sẽ được diễn ra từ thứ 2 đến thứ 6 và thời gian là 24/24h. Tuy nhiên, tùy thuộc vào các mặt hàng khác nhau sẽ có những khung giờ giao dịch nhất định khác nhau. Nếu các nhà đầu tư đang muốn tìm hiểu cụ thể về thời gian giao dịch của từng loại hàng hóa phái sinh thì nên tham khảo cụ thể dưới đây.
Nông sản - hàng hóa phái sinh
Đối với mặt hàng nông sản được giao dịch trên sàn CBOT thông qua Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam cụ thể là Đậu tương, Khô đậu tương, Dầu đậu tương, Ngô, Lúa mỳ. Tại sàn CBOT đặt tại Mỹ vì thế nên giờ giao dịch sẽ thay đổi theo từng mùa.
Mùa hè giờ giao dịch các mặt hàng nông sản sẽ diễn ra từ 7h sáng đến 1h20 sáng ngày hôm sau (theo giờ Việt Nam). Thời gian giao dịch này kéo dài nhiều phiên từ sáng (theo giờ Việt Nam) là phiên Á đến phiên Âu là phiên chiều và phiên Mỹ là cuối cùng thời gian buổi tối và cũng là phiên thị trường hoạt động sôi động nhất.
Mùa đông, giờ mở cửa và đóng cửa đều được lùi lại một tiếng là từ 8h sáng đến 2h20 sáng ngày hôm sau.
Nguyên liệu công nghiệp - hàng hóa phái sinh
Đối với những mặt hàng là nguyên liệu công nghiệp, tùy vào từng mặt hàng mà thời gian giao dịch sẽ khác nhau. Đường thô 11 giao dịch trên sàn ICE US, theo thời gian mùa hè, mặt hàng này sẽ mở cửa lúc 14h30 chiều và vào 0h00 đóng cửa của ngày hôm sau. Giờ mùa đông diễn ra muộn hơn vào lúc 15h30 và thời gian đóng cửa vào 0h30 ngày hôm sau.
Đối với mặt hàng Cà phê Arabica được giao dịch trên sàn ICE US tuy nhiên thời gian giao dịch muộn hơn mặt hàng Đường. Nếu thời gian mùa hè mở cửa vào 15h15 và thời gian đóng cửa vào lúc 0h30 ngày hôm sau, thì giờ mùa đông muộn hơn 1 tiếng, từ 16h15 đến 1h30.
Mặt hàng Bông trên sàn ICE US thực hiện giao dịch từ 8h00 sáng đến 1h20 của ngày hôm sau, thời gian mùa đông sẽ lùi lại 1 tiếng đồng hồ. Cacao trên sàn ICE US giao dịch diễn ra từ 15h45 đến 0h30 ngày hôm sau, giờ mùa đông cũng sẽ lùi 1 tiếng.
Các mặt hàng trên sàn ICE US thường được tiến hành giao dịch bắt đầu từ lúc mở cửa phiên Âu và sẽ kéo dài đến giữa phiên Mỹ. Cao su RSS3 giao dịch trên sàn TOCOM – Nhật Bản với 2 phiên giao dịch trong ngày, phiên 1 từ 6h45 đến 13h10, phiên 2 từ 14h30 đến 16h55. Mặt hàng Cao su TSR20 giao dịch trên sàn SICOM – Singapore với thời gian giao dịch từ 6h55 đến 17h00 chiều.
Kim loại - hàng hóa phái sinh
Những mặt hàng được phép giao dịch tại Việt Nam như Bạc, Đồng, Bạch kim, Quặng sắt.
Bạc và Đồng hiện được giao dịch trên sàn COMEX – Mỹ, trong số đó Bạch kim được giao dịch trên sàn NYMEX. Cả 3 loại mặt hàng này đều có thời gian giao dịch 23/24 giờ đồng hồ, diễn ra gần như cả ngày, thời gian giao dịch mùa hè từ 5h00 sáng đến 4h00 sáng ngày hôm sau, vào mùa đông thời gian giao dịch sẽ lùi một tiếng từ 6h00 sáng đến 5h00 sáng ngày hôm sau.
Quặng sắt thì giao dịch được trên sàn SGX của Singapore với thời gian khác biệt hơn, trong ngày sẽ chia làm 2 phiên, Phiên đầu từ 6h25 – 19h00 và phiên cuối 19h15 – 3h45. Tất cả các loại mặt hàng kim loại đều có thời gian giao dịch dài xuyên suốt hầu như cả ngày.
Năng lượng - hàng hóa phái sinh
Các mặt hàng năng lượng sẽ được giao dịch thông qua Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam cụ thể như Dầu thô WTI, Xăng RBOB, Khí tự nhiên, Dầu ít lưu huỳnh được niêm yết trên sàn NYMEX – Mỹ, Dầu thô Brent và Dầu ít lưu huỳnh được niêm yết trên sàn ICE US.
Thời gian giao dịch các sản phẩm năng lượng trên sàn NYMEX này diễn ra từ từ 5h00 sáng đến 4h sáng ngày hôm sau là giờ mùa hè, giờ mùa đông cũng tương tự lùi một tiếng từ 6h00 sáng đến 5h00 sáng ngày hôm sau.
Tất cả sản phẩm trên sàn ICE EU thì giao dịch bắt đầu từ 7h00 đến 5h00 sáng hôm sau, với giờ mùa đông lùi một tiếng từ 8h sáng đến 6h sáng ngày hôm sau.
Thời gian đáo hạn của hàng hóa phái sinh
Ngày diễn ra đáo hạn chứng khoán phái sinh còn có tên gọi tiếng Anh là Expiration date. Đơn giản có thể hiểu, đây là ngày hiệu lực cuối cùng của các hợp đồng phái sinh. Các nhà đầu tư cần phải suy xét thật kỹ lưỡng để đưa ra quyết định với vị thế của mình trong hợp đồng phái sinh trước hoặc trong ngày diễn ra đáo hạn.
Khi đến ngày đáo hạn chứng khoán phái sinh, nắm vị thế trong hợp đồng phái sinh thì có thể lựa chọn đóng vị thế sau đó ghi nhận lỗ lãi, thực hiện các quyền theo hợp đồng hoặc có thể để nguyên hợp đồng không giá trị đáo hạn.
Ngày đáo hạn của hợp đồng tương lai là ngày mà hợp đồng của tháng hiện tại được tất toán thành tiền mặt và sẽ chuyển thành các tháng tiếp theo để giao dịch.
Mỗi một hợp đồng tương lai trong chứng khoán phái sinh đều sẽ có ngày đáo hạn cụ thể, với thị trường chứng khoán cơ sở thì hoàn toàn khác biệt .Tại ngày diễn ra đáo hạn phái sinh thì các giao dịch của hợp đồng sẽ phải dừng lại và chuyển thành tiền mặt.
Thông thường là vào ngày Thứ năm lần thứ 3 trong mỗi tháng sẽ quy định là ngày đáo hạn phái sinh định kỳ. Và luôn tồn tại 4 hợp đồng tương lai được tiến hành giao dịch ở bất kỳ thời điểm nào. Do đó, các tháng đáo hạn bao gồm lần lượt là tháng hiện tại của hợp đồng, tháng kế tiếp và tháng cuối cùng của 2 quý gần nhất.
Tiềm năng phát triển của thị trường hàng hoá phái sinh
Hiện nay trên thế giới, mô hình Sở giao dịch hàng hóa đang là phương thức giao dịch được sử dụng phổ biến và hiện đại cụ thể là giao dịch hàng hóa phái sinh thúc đẩy thanh khoản.
Việc tổ chức giao dịch trên thị trường phái sinh có sự phát triển, thị trường phái sinh hàng hóa có các mối quan hệ mật thiết với phát triển của thị trường hàng hóa của quốc gia. Những sản phẩm hàng hóa được dùng để làm tài sản cơ sở cho các hợp đồng phái sinh và hàng hóa thông dụng thì sẽ được sử dụng làm tài sản cơ sở cho những loại sản phẩm phái sinh được phân theo ngành cụ thể: Ngành Nông nghiệp (gạo, cà phê, hạt tiêu, mía,…), Ngành Chăn nuôi (lợn, bò, gà…), ngành Thủy sản (tôm, cá,…), ngành Khoáng sản (kim loại màu, quặng kim loại,…) ngành Nhiên liệu (dầu ngọt, dầu chua,…) ngành Hàng hóa đặc thù (bitcoin, SREC,…).
Ở thị trường xuất khẩu hàng hóa nông nghiệp trên thế giới, Việt Nam hiện được đánh giá là có hàng hóa đa dạng và có những vị thế và thế mạnh nhất định. Những mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn, trên một tỉ USD trong mỗi năm, cụ thể là cà phê (3,5 tỷ USD), hạt điều là (3,4 tỷ USD), gạo là (3,1 tỷ USD), cao su là (2,1 tỷ USD) ... Trong nhiều năm liên tiếp, Việt Nam luôn là quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu sản phẩm tiêu, điều trên thế giới, đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo, cà phê và thứ tư thế giới về xuất khẩu cao su. Trong tất cả những mặt hàng nông nghiệp được kể trên, thì đều có thể làm tài sản cơ sở trong các giao dịch phái sinh hàng hóa, nó giúp người nông dân chủ động được mức giá bán sản phẩm cao hơn và định lượng được mức lợi nhuận thu được sẽ có trong tương lai.
Tuy nhiên, cúng sẽ có những hạn chế của hàng hoá phái sinh nước ta đó là chất lượng hàng hóa chưa được cao và thiếu hụt sự đồng đều nên thường xảy ra cạnh tranh kém hơn so với các nước khác cùng sản xuất loại hàng hóa đó. Lượng ngoại tệ thu về từ các mặt hàng nông sản vẫn còn khiêm tốn chưa cao, do giá xuất khẩu các mặt hàng nông sản như cà phê, hạt điều, gạo luôn thấp hơn giá bán của thế giới từ 20 - 40USD, có một số thời điểm còn thấp hơn nữa.
Lý do bạn nên lựa chọn đầu tư hàng hoá phái sinh
Thời gian trở lại gần đây, việc đầu tư hàng hóa phái sinh được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Vậy lí do gì đã khiến hàng hóa phái sinh thu hút được nhiều nhà đầu tư quan tâm và nên lựa chọn đầu tư hàng hoá phái sinh?
- Thứ nhất, đây là thị trường không yêu cầu nhiều vốn để sinh lời cao, thị trường đảm bảo tính minh bạch, rủi ro ít hơn cổ phiếu, chứng khoán, hay thậm chí là bất động sản.
- Thứ hai, thị trường này có tính thanh khoản cao, mức giá chính xác và tỷ lệ hiệu suất cao hơn so với chứng khoán. Vì vậy các nhà đầu tư chỉ cần ký quỹ với một khối lượng tiền nhỏ là đã có thể thực hiện giao dịch, số lượng những nhà đầu tư tăng nhanh, thị trường hàng hóa càng được đẩy mạnh hơn mong đợi.
- Thứ ba, thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh liên thông 23-24h/ngày với các Sở giao dịch trên toàn cầu từ Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ với khoảng thời gian đa dạng này phù hợp với các nhà đầu tư bận rộn giúp tạo nguồn thu thụ động.
- Thứ tư, không lo về biến động giá, các nhà đầu tư hoàn toàn có thể chủ động định giá sản phẩm cũng như biết trước được mức lợi nhuận trong tương lai. Chính vì vậy các doanh nghiệp đã thu mua số lượng lớn trước đó, giúp thị trường có sự bình ổn về giá, người dùng cũng có được lợi, tạo ra sức cân bằng hàng hóa trên thị trường.
Có thể thấy, khả năng tiềm năng của kênh thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh đem lại nguồn lợi nhuận to lớn cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người mua lẫn người bán. Bên cạnh đó cũng tạo điều kiện cân bằng đối ứng trạng thái mua một số lượng lớn hàng hóa bằng với một lệnh bán tương ứng để trao đổi hàng hóa mà không bị ảnh hưởng bởi giá cả thị trường lên xuống.
Lưu ý khi đầu tư hàng hoá phái sinh
Hàng hóa phái sinh có khả năng sinh lời cao nhưng cũng tương tự như những kênh đầu tư tài chính khác. Thị trường hàng hoá phái sinh cũng luôn tồn tại những rủi ro khó tránh khỏi, với trường hợp như “rủi ro cao thì lợi nhuận cao” (High risk high return). Sau đây là một số rủi ro mà nhà đầu tư sẽ có thể gặp phải khi tham gia giao dịch trong thị trường này:
Mức biến động lớn
Cũng giống như những thị trường tài chính khác thì thị trường hàng hoá phái sinh cũng chịu tác động của các hoạt động thanh toán, giao dịch và kiểm soát sự biến động của hàng hoá. Nó chịu ảnh hưởng lớn từ những giao dịch với các sàn trên thế giới, mọi người có thể tham gia đầu tư từ châu Á đến châu Mỹ rồi sang châu Phi nên nếu nhà đầu tư dự đoán sai thì sẽ bị thiệt hại không nhỏ.
Đặt nhầm lệnh
Việc không hiểu rõ các lệnh và đặt nhầm lệnh hoặc đặt nhiều lệnh nhưng không đặt lệnh dừng lỗ cũng là nguyên nhân khiến các nhà đầu tư thua lỗ nặng.
Những sự kiện chính trị
Tình hình chính trị hay tin thị trường là những yếu tố tác động mạnh mẽ đến ngành hàng hóa và những tin này có thể tác động tích cực cũng có thể là tiêu cực đến toàn thị trường hàng hóa. Tình hình chính trị quân sự và những biến động tỷ giá làm gia tăng đáng kể biến động trên toàn thị trường hàng hóa chung.
Ví dụ: tình hình chính trị hiện tại chiến tranh giữa Nga và Ukraine đã tác động rất lớn đến thị trường phái sinh cụ thể là sự biến động về giá dầu thô. Giá dầu thô tăng giảm liên tục khiến các nhà đầu tư hoang mang khi đặt lệnh.
Thiên tai
Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp nhất đến thị trường hàng hóa phái sinh. Cụ thể như thời tiết mưa bão, ngập lụt, hạn hán sẽ gây mất mùa, ảnh hướng đến hiệu quả năng suất sản phẩm. Chính vì vậy gây biến động giá mạnh mẽ trên thị trường hàng hóa phái sinh.
Đầu tư hàng hóa phái sinh có phù hợp với các nhà đầu tư ít vốn?
Nếu bạn là người mới bắt đầu tham gia bước vào lĩnh vực tài chính, bạn có một số vốn vừa phải, không nhiều để đầu tư sinh lời thì lựa chọn đầu tư hàng hóa phái sinh có thể là lựa chọn phù hợp nhất. Với tính thanh khoản cao, mức độ, tỷ lệ rủi ro thấp, mứuc ký quỹ cao dành cho người ít vốn và tính minh bạch cũng như đã được nhà nước cấp phép và pháp luật bảo hộ.
Đầu tư hàng hóa phái sinh có phù hợp với các nhà đầu tư ít vốn? Đây luôn là câu hỏi mà những nhà đầu tư, những người mới tham gia vào thị trường Giao dịch hàng hóa đặt ra.
Rất nhiều người thường có quan điểm rằng cần phải có nhiều tiền để tham gia đầu tư vào một lĩnh vực tài chính nào đó. FTV xin chia sẻ với bạn rằng, giao dịch hàng hóa phái sinh không đòi hỏi quá nhiều tiền. Thay vào đó, với quy mô tài khoản của bạn thì tốt hơn nên được giữ ở mức nhỏ cho đến khi bạn đã giao dịch có lợi nhuận ổn định trên phần lớn thời gian. Còn với nhà đầu tư là người mới bắt đầu thì về lý thuyết, các bạn không nên đầu tư hơn 1/3 thu nhập mỗi năm của bạn vào đó. Chỉ khi bạn đã tích lũy đủ kinh nghiệm thì lúc đó khả năng vốn giao dịch của bạn mới được tăng lên dần dần, tương ứng với khi bạn có hiệu quả giao dịch tốt hơn.
Với thị trường Giao dịch hàng hóa hiện nay, sự tiến bộ về công nghệ và sự phát triển của các sàn giao dịch môi giới, các nhà đầu tư hoàn toàn có thể bắt đầu tham gia thị trường này với…0 đồng. Đó là sự thật 100%, vì không có ai bắt các nhà đầu tư phải giao dịch ngay với tiền thật cả.
Điều này có nghĩa là, bất cứ các nhà đầu tư nào cũng có thể tham gia vào thị trường Giao dịch Hàng hóa. Những công ty môi giới hiện nay luôn tạo điều kiện cho khách hàng của mình có thể tiếp cận với Giao dịch hàng hóa một cách cực kỳ dễ dàng. Nếu các bạn muốn tham gia giao dịch, FTV sẵn sàng hỗ trợ các nhà đầu tư trong giai đoạn mới tham gia vào thị trường Giao dịch hàng hóa với tài khoản Demo để bạn có thể trải nghiệm đầu tư và lo sợ rủi ro.
Điểm khác nhau giữa hàng hóa phái sinh và chứng khoán
Giao dịch hàng hóa phái sinh và chứng khoán được coi là 2 kênh đầu tư tài chính tiềm năng trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên mỗi một kênh đều có những ưu điểm riêng biệt và có hình thức đầu tư khác nhau. Các trader có thể tham khảo sự khác nhau dưới đây:
Bản chất
Hàng hóa phái sinh: đây là quá trình diễn ra những giao dịch các hợp đồng với các loại hàng hóa như ngô, đậu tương, lúa mỳ…
Chứng khoán phái sinh: đây là các công cụ tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc vào giá của một tài sản cơ sở (chỉ số VN30).
Mức ký quỹ
Hàng hóa phái sinh: có mức ký quỹ cao, tỉ lệ là 1:10 – 1:30.
Chứng khoán phái sinh: với mức kỹ quỹ trung bình tỷ lệ 1:10.
Phí qua đêm
Hàng hóa phái sinh: khi thực hiện giao dịch các nhà đầu tư không bị tính phí giao dịch qua đêm.
Chứng khoán phái sinh: mức phí có thể lên đến 13% một năm (Với 365 ngày).
Pháp lý
Hàng hóa phái sinh: Được cấp phép hoạt động từ Bộ công thương.
Chứng khoán phái sinh: Do Bộ tài chính cấp phép hoạt động.
Tính sinh lời
Hàng hóa phái sinh: mức biến động thị trường cao và phụ thuộc vào từng loại mặt hàng hóa.
Chứng khoán phái sinh: mức biến động thị trường thấp, tối đa 7% một ngày.
Tính thanh khoản
Hàng hóa phái sinh: Hàng hóa phái sinh có tính thanh khoản cao do thị trường hàng hóa giao dịch cùng với thị trường thế giới.
Chứng khoán phái sinh: Chứng khoán phái sinh có tính thanh khoán nhỏ, thấp.
Tính rủi ro
Hàng hóa phái sinh: có tính rủi ro thấp do hàng hóa có điểm hòa vốn và đầu tư vào những mặt hàng thiết yếu cơ bản. Giá cả biến động thị trường không quá cao so với giá thành sản xuất của người tiêu dùng. Tính ổn định theo đồ thị, đầu tư dài hạn dễ đem lại lợi nhuận.
Chứng khoán phái sinh: có lợi nhuận và rủi ro rất lớn vào phiên ATC có thể tăng hoặc giảm 10 điểm, mức độ rủi ro khá cao khó có thể nắm bắt thị trường. Những chỉ số bị điều khiển bởi các mã lớn như Masa, Vincom, Bảo Việt…
Top các sàn giao dịch hàng hóa phái sinh uy tín
Hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang có rất là nhiều sàn giao dịch hàng hóa phái sinh khác nhau, các sàn này hoạt động rất mạnh mẽ và hiệu quả cụ thể như:
Sàn CBOT: được viết tắt từ Chicago Board of Trade là một trong những sàn giao dịch hàng hóa phái sinh lớn nhất trên thế giới và đã được thành lập vào năm 1848 tại Hoa Kỳ. Đây được đánh giá là một trong những top sàn giao dịch phái sinh lớn nhất thế giới hiện nay.
Sàn Mitrade: với hơn 900 nghìn người đã tham gia, đây là một trong những sàn giao dịch hàng hóa phái sinh lớn hàng đầu thế giới. Được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ năm 2019 trong khoảng thời gian ngắn Mitrade đã trở thành sàn giao dịch hoạt động tốt nhất của Châu Âu. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư tài chính.
Sàn NYMEX: được viết tắt của từ Newyork Mercantile Exchange đây là sàn giao dịch hàng hóa phái sinh đứng thứ 2 trên thế giới của Tập đoàn Chicago Mercantile Exchange. Thành lập vào năm 1872 với khối lượng giao dịch trên sàn rất lớn, hơn 30 triệu hợp đồng.
Sàn ICE: viết tắt của sàn Intercontinental Exchange, được thành lập và đi vào hoạt động năm 2000 tại Atlanta. Dưới hình thức hoạt động như một sàn giao dịch điện tử, được liên kết trực tiếp với các nhà đầu tư cá nhân và các doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh sản phẩm như dầu, khí gas, khí đốt…
Sàn TOCOM: là sàn giao dịch của Nhật bản, Tokyo Commodity Exchange chuyên niêm yết các sản phẩm như cao su, vàng, bạc và bạch kim…
Ở Việt Nam hiện nay thì chỉ có một số sàn giao dịch hàng hóa phái sinh uy tín được Bộ Công Thương cấp phép hoạt động. Trong số đó nổi bật nhất là nền tảng giao dịch hàng hóa phái sinh Mytrade của Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ FTV – thành viên chính thức của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam.
Hướng dẫn mở tài khoản đầu tư giao dịch hàng hóa phái sinh
Để mở tài khoản giao dịch hàng hóa phái sinh tại FTV, quý khách hàng cần chuẩn bị một số loại giấy tờ, rồi sau đó gửi trực tiếp hoặc chuyển phát giấy tờ này đến Công ty CP Đầu tư và Công nghệ FTV.
Đối với khách hàng cá nhân
- Thủ tục mà khách hàng cần chuẩn bị như sau:
01 Bản sao Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu.
Số điện thoại chứa thông tin giao dịch.
Địa chỉ Email để nhận các thông tin từ Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam và từ Công ty cổ phần Đầu tư và Công nghệ FTV
Đối với khách hàng là tổ chức
- Thủ tục cần chuẩn bị như sau:
Đối với các doanh nghiệp, các công ty trách nhiệm hữu hạn hay các công ty cổ phần… thì cần phải có giấy phép đăng ký kinh doanh. Riêng đối với những cơ quan, các doanh nghiệp nhà nước thì cần phải có giấy quyết định thành lập đơn vị và các loại giấy phép đăng ký kinh doanh. Với các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài thì cần có các loại giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp.
Hợp đồng mở tài khoản giao dịch hàng hóa do công ty FTV cung cấp bao gồm:
- 01 Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận/ giấy phép đăng ký kinh doanh
- 01 Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận mẫu dấu và mã số thuế kinh doanh.
- 01 Bản sao chứng thực chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân của Đại diện theo pháp luật – Chủ tài khoản kinh doanh
- 01 Giấy ủy quyền cần phải nêu rõ nội dung ủy quyền (nếu có)
- 01 Bản sao chứng thực chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân của người được ủy quyền thực hiện giao dịch tại FTV hoặc ủy quyền quyền chủ tài khoản
- 01 Bản sao chứng thực chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân của kế toán trưởng (Nếu có), người trực tiếp liên quan đến rút tiền.
Quyền lợi khi đầu tư giao dịch phái sinh hàng hóa
Khi các đầu tư giao dịch hàng hóa phái sinh tại FTV, quý khách hàng sẽ nhận được các quyền lợi cụ thể như:
- Tại FTV chúng tôi có đội ngũ nhân viên phân tích kỹ thuật giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư tài chính và giao dịch hàng hóa, FTV giúp khách hàng luôn nhận được sự đầu tư hiệu quả nhất.
- Những thông tin mới nhất trên thị trường được liên tục, thường xuyên, cập nhập hàng ngày. Những nhận định đầu tư hàng hóa phái sinh, các dự báo thị trường luôn có thông tin trên website chính thức của http://ftv.com.vn/
- Những sản phẩm giao dịch phái sinh hàng hóa đa dạng.
- Các nhà đầu tư sẽ nhận được kịp thời những sự phân tích chuyên sâu, tín hiệu và chiến lược đầu tư giao dịch giá trị được FTV độc quyền chia sẻ.
- Miễn phí nền tảng giao dịch trên CQG.
- Dịch vụ chăm sóc tốt nhất, đội ngũ nhân viên hỗ trợ tận tình 24/7.
BLOG FOREX - Chuyên tư vấn đầu tư chứng khoán, hàng hóa phái sinh uy tín hàng đầu Việt Nam
Blog Forex là thành viên kinh doanh chính thức đầu tiên của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, cung cấp dịch vụ giao dịch hàng hóa số một tại Việt Nam.
Với đội ngũ chuyên gia tài chính có kinh nghiệm lâu năm, Blog Forex sẽ tư vấn, hỗ trợ các thành viên tham gia trong quá trình đầu tư hàng hoá phái sinh. Quy trình mở tài khoản cá nhân giao dịch tại Blog Forex được thực hiện trực tuyến qua hình thức online nên không mất nhiều thời gian trong thời quá trình đầu tư và giúp nhà đầu tư đạt lợi nhuận cao nhất.
Đến với Blog Forex, các bạn sẽ được cập nhật những thông tin mới nhất về các biến động thị trường từ các thống kê, phân tích hàng ngày. Đồng thời, được cung cấp miễn phí các loại tài liệu tham khảo như biểu đồ, thống kê thị trường... cũng như cách thức giao dịch của từng loại mặt hàng.
Để được biết thêm thông tin chi tiết về đầu tư hàng hoá phái sinh, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline 0706085555. Các chuyên gia của Blog Forex luôn sẵn lòng hỗ trợ các bạn.
Blog Forex